Theo tạp chí khoa học & vũ trụ Inverse, từ lâu các nhà khoa học nhận thấy trái đất đang quay chậm lại. Khi hành tinh mới hình thành, một ngày chỉ dài sáu tiếng. Khoảng 200 triệu năm trước ở kỷ Jura, một ngày dài 23 tiếng. Trong 200 triệu năm tới, một ngày trên Trái đất sẽ kéo dài đến 25 tiếng.
Để tìm hiểu chính xác vòng quay trên Trái đất đã biến đổi thế nào, các nghiên cứu tại trường Đại học Durham và cơ quan nghiên cứu hàng hải thiên văn HM Nautical Almanac Office đã tổng hợp số liệu ghi chép hiện tượng nhật thực và nguyệt thực từ năm 720 trước Công nguyên đến năm 2015.
Công bố nghiên cứu trên tạp chí Proceedings of the Royal Society. Tài liệu cổ nhất mà họ thu thập được viết trên đất sét từ thời nền văn minh Babylon, Trung Quốc, Hy Lạp cổ đại và cả ở Ả Rập.
Các tài liệu cổ ghi lại thời gian, địa điểm của những người chứng kiến giai đoạn khác nhau của nhật thực và nguyệt thực. Trong khi tài liệu thu thập từ năm 1600 trở đi mô tả hiện tượng một cách cụ thể hơn.
Những tài liệu niên đại trước năm 720 trước Công nguyên không có tác động đáng kể đến việc thống kê sự thay đổi tốc độ tự quay của trái đất.
Sau một loạt tính toán, các nhà khoa học kết luận vòng quay của Trái đất chậm đi khoảng 1,8 mili giây sau mỗi thế kỷ. Con số này thực tế thấp hơn những gì họ từng dự đoán, ước tính lên tới 2,3 mili giây.
Với kết quả 1,8 mili giây mỗi thế kỷ, một ngày trên trái đất sẽ dài 25 tiếng trong vòng 200 triệu năm tới. Sự khác biệt có thể là do quá trình phục hồi trên bề mặt trái đất sau Kỷ băng hà và những thay đổi diễn ra bên lõi sau của hành tinh.
Sự quay chậm một phần cũng do lực thủy triều. Tốc độ quay của trái đất nhanh hơn mặt trăng. Nhóm nghiên cứu cho biết lực hấp dẫn của mặt trăng tác động lên thủy triều, làm vòng quay của Trái đất chậm lại.
Theo Inverse