Học Viện Khám Phá là đơn vị nhượng quyền triển khai các Chương trình Khoa học cho trẻ của Tập đoàn High Touch High Tech – Mỹ (https://sciencemadefun.net/). Tất cả chương trình giảng dạy và các thí nghiệm đều được đảm bảo về mặt bản quyền.
Chúng tôi sở hữu hệ thống chương trình giảng dạy được đảm bảo về mặt bản quyền từ High Touch High Tech đã được nghiên cứu và phát triển trong suốt hơn 24 năm qua, với hơn 1000 thí nghiệm tương tác khoa học lý thú thuộc 6 bộ môn khoa học: Sinh học, Vật lý, Hóa học, Địa lý, Môi trường và Không gian.
Các chương trình học được phân bổ theo các nhóm tuổi:
Mầm non (4-6 tuổi)
Trẻ được làm quen với các chủ đề khoa học đa dạng: từ những hiện tượng gần gũi xung quanh cuộc sống hàng ngày đến các thông tin về vũ trụ, đại dương kỳ thú, được tự tay làm thí nghiệm vui với những dụng cụ và nguyên liệu, màu sắc vui mắt, thân quen và tuyệt đối an toàn trứng gà, bóng bay, những đồ trong bếp của mẹ, bút màu, hạt cây và nước…vv.
Tiểu học (7-8 tuổi và 9-11 tuổi)
Các bạn nhỏ được tham gia vào cuộc hành trình thú vị khám phá các chủ đề hấp dẫn thuộc các lĩnh vực Hóa học, Vật lý, Sinh Học, Địa chất, Môi trường và Không gian. Các em được tìm hiểu kiến thức, tự tay làm thí nghiệm, rèn luyện tư duy khoa học và thực hành các kỹ năng học tập hiện đại như làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, làm dự án…
Khóa học dành cho các bạn học sinh lớp 3-5 được tăng lên về mức độ kiến thức, độ thành thạo của các kỹ năng và được sắp xếp theo chủ đề chuyên sâu hơn so với học sinh lớp 1-2.
Trung học cơ sở (11-14 tuổi)
Các nội dung khám phá khoa học được thiết kế chuyên sâu, đòi hỏi sự chủ động tìm tòi, nghiên cứu của mỗi học sinh. Học sinh tham gia vào quá trình học dưới hình thức giải quyết vấn đề và làm các dự án như: Dự án nghiên cứu vi sinh vật; Dự án nghiên cứu sự sống trên trái đất; Dự án chế tạo điện…
Tại Học Viện Khám Phá, chúng tôi áp dụng phương pháp 5E và cách tiêp cận STEM trong tất cả các nội dung khoa học. Các nội dung này không chỉ giúp học sinh có được các kiến thức về khoa học, mà còn rèn luyện tư duy và kỹ năng học tập chủ động, tích cực. Các kỹ năng sau đây được lồng ghép có chủ ý, có hệ thống vào trong các hoạt động lớp học khám phá khoa học, với yêu cầu về mức độ thành thạo khác nhau từ cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở.
1. Quan sát và đặt câu hỏi: Thực hành quan sát các hiện tượng khoa học, mạnh dạn trả lời câu hỏi của cô giáo và đưa ra câu hỏi muốn biết, muốn hiểu về những hiện tượng, thí nghiệm. Với học sinh lớn (từ lớp 4), chủ động đặt các câu hỏi mang tính phân tích, làm rõ vấn đề, các câu hỏi mang tính đánh giá, suy luận logic, phản biện.
2. Tương tác và giao tiếp: Tham gia vào các tình huống, thí nghiệm, hoạt động và dự án trong khóa học, học sinh được rèn luyện khả năng hợp tác, tương tác và giao tiếp với cô giáo và các bạn.
3. Kiên nhẫn, cẩn thận, tỉ mỉ: Thông qua việc làm thí nghiệm, học sinh được rèn luyện đức tính cẩn thận, kiên nhẫn và làm việc chi tiết, hình thành thói quen, tác phong học tập và làm việc khoa học.
4. Làm việc nhóm: Học sinh hiểu và biết cách phân công nhiệm vụ rõ ràng, biết phối hợp và lắng nghe, hỗ trợ nhau để hoàn thành thí nghiệm, nhiệm vụ. Biết cách tự lựa chọn, phân công luân phiên thuyết trình kết quả làm việc của nhóm.
5. Quản lý thời gian: Học sinh biết theo dõi thời gian, nhắc nhở nhau trong các thao tác, hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong giờ học, hình thành kỹ năng và thói quen quản lý thời gian.
6. Học tập qua trải nghiệm: Học sinh học được thói quen và tư duy thực nghiệm bằng mẫu vật, hình ảnh, liên hệ thực tế gần gũi với cuộc sống của các em.
7. Học tập qua giải quyết vấn đề: Làm quen với phương pháp phát hiện và nêu vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực khoa học – đời sống. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh suy nghĩ tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục, làm việc theo nhóm để thử nghiệm các giải pháp đưa ra.
8. Học tập theo dự án: Học sinh được làm quen với cách xây dựng một đề tài, dự án khoa học mang tính thực tiễn. Biết cách tìm hiểu các nhiệm vụ cần làm trong dự án. Làm việc nhóm để tìm hiểu kiến thức, cách thực hiện mô hình, sản phẩm trưng bày, cách đưa ra ý kiến phản biện và thuyết trình, truyền tải ý tưởng, thông điệp rõ ràng với thái độ tự tin. Ngoài ra, học sinh được có cơ hội thể hiện khả năng dẫn dắt các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ cô giáo đưa ra.
9. Phân tích và tổng hợp: Qua các buổi học khám phá khoa học với kỹ năng giải quyết vấn đề, các em học được cách tư duy nguyên nhân, kết quả, biện pháp xử lý, dần dần hình thành được thói quen phân tích và tổng hợp.
Học viện Khám phá đưa ra một số rubric đánh giá mức độ thành thạo kỹ năng của học sinh, viết nhận xét sau mỗi buổi học, các tiêu chí tập trung vào quá trình trải nghiệm của các em. Đồng thời sử dụng phỏng vấn trực tiếp học sinh, phụ huynh sau mỗi khóa học.