Các nội dung dạy trong chương trình của Học Viện Khám Phá ngoài việc khuyến khích học sinh hand-on (tự làm) và mind on (tự tư duy) trong các nội dung trải nghiệm, thì cách thức triển khai theo Phương pháp 5E, cũng được thực hiện triệt để. 5E là phương pháp được rất nhiều trường học phổ thông tại Mỹ áp dụng trong việc dạy học Khoa học. Phương pháp 5E dựa trên thuyết kiến tạo nhận thức của quá trình học, theo đó trẻ em xây dựng các kiến thức mới dựa trên các kiến thức hoặc trải nghiệm đã biết trước đó.

Note: 5E viết tắt của 5 chữ bắt đầu bằng E trong tiếng Anh: Engage (Gắn kết), Explore (Khám phá), Explain (Diễn giải), Elaborate (Phát triển chi tiết), and Evaluate (Đánh giá).

Hãy cùng Học Viện Khám Phá trải nghiệm 1 giờ Khoa học được xây dựng theo pháp 5E.

 

Engage (Gắn kết) – Bước đầu tiên của quá trình dạy khám phá khoa học. Thông qua các hoạt động đa dạng, giáo viên thu hút sự chú ý và quan tâm của học sinh, tạo không khí trong lớp học, học sinh cảm thấy có sự liên hệ và kết nối với những kiến thức hoặc trải nghiệm trước đó.

Cùng nhau khởi đông bằng các trò chơi vận động và giảo đố đuổi hình bắt chữ với các câu đó và hoạt động liên quan đến nội dung bài học … nhằm tăng tính đoàn kết, sự hào hứng khi bước vào tiết học

 

Explore (Khám phá) -Bước thứ hai, giáo viên cung cấp những kiến thức hoặc những trải nghiệm mang tính cơ bản, nền tảng, dựa vào đó các kiến thức mới có thể được bắt đầu. Giai đoạn này, học sinh sẽ trực tiếp khám phá và thao tác trên các vật liệu hoặc học cụ đã được chuẩn bị sẵn.

Học sinh cùng nhau sử dụng lực kế, bộ bánh xe và trục và các vật nặng khối có lượng khác nhau để khám phá ra vai trò của bánh xe và trục, quan sát và ghi nhận những đặc điểm của chúng

 

Explain (Diễn giải): Đây là bước thứ ba, giáo viên tạo điều kiện cho học sinh được trình bày, miêu tả, phân tích các trải nghiệm hoặc quan sát vừa qua ở bước Khám phá. Ở bước này, giáo viên có thể giới thiệu các thuật ngữ mới, khái niệm mới, công thức mới, giúp học sinh kết nối và thấy được sự liên hệ với trải nghiệm trước đó.

Đại diện của nhóm trình bày kết quả mà các con thu được trong quá trình làm thí nghiệm. Qua báo cáo của mỗi nhóm, các cô sẽ hỗ trợ thêm bằng các câu hỏi gợi mở để nhóm có thể  hoàn thiện báo cáo của nhóm.

Elaborate (Phát triển chi tiết): Đây là bước thứ tư, giáo viên giúp học sinh thực hành và vận dụng các kiến thức đã học được ở bước Diễn giải, giúp học sinh làm sâu sắc hơn các hiểu biết, khéo léo hơn các kỹ năng, và có thể áp dụng được trong những tình huống và hoàn cảnh đa dạng khác nhau.

Evaluate (Đánh giá): Đây là bước thứ năm, nhưng cũng được xem là bước đi song song cùng với các bước trên. Ở đây, giáo viên sẽ sử dụng các kỹ thuật đánh giá đa dạng để nhận biết quá trình nhận thức và khả năng của từng học sinh, từ đó đưa ra các phương hướng điều chỉnh và hỗ trợ học sinh phù hợp, giúp học sinh đạt được các mục tiêu học tập như đã đề ra.

Comments